Mụn thường được hiểu là vấn đề da liễu xuất hiện phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy nhiên, tùy theo dạng mụn cũng như là vị trí mọc mà chúng có thể là biểu hiện của bệnh trong người. Vậy từng vị trí mụn trên mặt và cơ thể nói lên được điều gì? Mụn mọc ở đâu là cảnh báo về sức khỏe có vấn đề? Hãy cùng tìm hiểu và giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Mụn ở trán
Nguyên nhân:
- Không ngủ đủ giấc, thường xuyên thức khuya
- Bị stress, lo nghĩ quá nhiều là nguyên nhân hay gây nổi mụn ở trán. Đặc biệt mụn sẽ mọc nhiều ngay ở chính giữa tâm trán và chân tóc.
- Dùng mỹ phẩm không được phù hợp, không tẩy trang sạch sẽ sau trang điểm.
- Chế độ ăn uống không được lành mạnh.
- Da mặt không được vệ sinh đúng cách
- Dị ứng với đồ ăn, thức uống, môi trường, …
- Hơn thế nữa, khi bạn đang gặp phải vấn đề về hệ tiêu hóa (khó tiêu, táo bón…), ruột non, gan nóng cũng có thể gây ra mụn ở trán vì khi đó sẽ có một lượng độc tố lớn tích trữ trong cơ thể.
Khắc phục:
- Nên ngủ trước 11 giờ, ngủ đủ giấc (ít nhất 8 tiếng mỗi ngày), thoải mái và hạn chế thức khuya để cho những cơ quan trọng của hệ bài tiết của cơ thể có thể được làm việc hiệu quả hơn.
- Lưu ý về vấn đề vệ sinh của những vật dụng bạn hay tiếp xúc lên da như mũ báo hiểm, khăn mặt, chăn gối, mũ lưỡi chai, khăn ga,… Việc giữ chúng luôn sạch sẽ sẽ giúp hạn chế tối đa vi khuẩn khi tiếp xúc vào da.
- Giữ cho tinh thần của bản thân thật thoải mái, vui vẻ, hạn chế căng thẳng hay stress để làm giảm thiệu sự rối loạn hocmoon trong cơ thể. Bạn nên tập thể dục, yoga hay nghe nhạc thiền cũng cực kỳ hữu ích trong việc cân bằng lại tâm trạng.
- Không nên đưa tay xoa mặt khi chưa rửa tay sạch sẽ, vì tay của chúng ta có nhiều vi khuẩn. Khi sờ lên mặt, vô tình chúng ta đã tiếp tay cho mụn ở trán phát triển.
- Hạn chế bia rượu, thuốc lá có hại cho sức khỏe.
- Thường xuyên tập luyện thể dục, nhất là những bài tập ra nhiều mồ hôi để đẩy hết chất độc ra khỏi cơ thể.
- Giảm lượng thức ăn chế biến sẵn và có nhiều chất béo
Mụn ở cằm
Nguyên nhân:
- Nếu mụn mọc ở vị trí này¸ khả năng cao cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng.
- Do bất thường ở cơ quan sinh sản như buồng trứng tử cung,…
- Ngoài ra, thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ hoặc đeo khẩu trang nhiều cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm.
Khắc phục:
- Nên uống nhiều nước từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận.
- Ăn nhiều thực phẩm làm mát cơ thể, giúp thải bỏ độc tố tốt như bí đao, mướp đắng, rau dền,…
- Bỏ thói quen chống tay vào cằm, hạn chế sờ, nặn mụn ở vị trí này nhất là dùng tay trực tiếp.
- Giảm lượng thức ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ ngọt, chất kích thích.
- Thư giản, giảm căng thẳng
- Đến bênh viện kiểm tra sức khoẻ hormon.
Mụn ở lông mày
Nguyên nhân:
- Do gan, do ăn nhiều chất béo và đồ uống có cồn.
- do căng thẳng kéo dài, lối sống không khoẻ mạnh.
- Một số loại mỹ phẩm hoặc đồ trang điểm như phấn, bút kẻ lông mày… có thể chứa những thành phần gây kích ứng da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông
- Bụi bẩn từ tóc, đặc biệt là khi bạn để tóc mái ngang khiến tóc luôn chạm vào trán và lông mày, tạo điều kiện để dầu và bụi bẩn từ tóc có thể dễ dàng chuyển sang cho da.
Khắc phục:
- Tẩy trang đúng cách trước khi đi ngủ.
- Vệ sinh da bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần mỗi ngày.
- Gội đầu thường xuyên và hạn chế để tóc đang bẩn chạm vào mặt.
- Không nên dùng tay chạm lên mặt thường xuyên.
- Nhổ, cạo hoặc tẩy lông mày đúng cách. Luôn làm dịu vùng da sau khi cạo bằng cách chườm mát và dùng thêm kem dưỡng ẩm.
- Luôn vệ sinh dao cạo lông mày sạch sẽ trước khi sử dụng để hạn chế vi khuẩn phát triển.
- Duy trì lối sống lành mạnh như ăn uống đủ chất, tăng cường vận động, tránh dùng chất kích thích như rượu bia…
- Không dùng các loại mỹ phẩm gây khô da, chứa hương liệu hoặc thành phần gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
Mụn ở quanh miệng
Nguyên nhân:
- Mụn mọc ở quanh miệng thường liên quan đến vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan.
- Do chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất
- Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay, nóng,…
- Ngoài ra, những người có hệ tiêu hóa kém cũng dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể, dễ mọc mụn quanh vùng miệng hơn.
Khắc phục:
- Chế biến dạng hấp, luộc cho các món ăn, hạn chế sử dụng nhiều muối hoặc đường.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.
- Tăng cường các loại rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn quá no với quá nhiều thực phẩm khó tiêu hóa vào bữa tối
- Nên đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân chính xác.
Mụn mọc trên mũi
Nguyên nhân:
- Mụn mọc trên mũi thường là mụn đầu đen với các đốm đen li ti, mụn cám hoặc mụn nhọt sưng đỏ gây nhiều đau đớn.
- Có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi, tuy nhiên hầu hết thường không quá nghiêm trọng.
- Vị trí mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn dẫn đến hình thành mụn.
- Vệ sinh da mặt không sạch sẽ
- Có thể là do tiếp xúc với quá nhiều khói bụi và vi khuẩn.
- Bên cạnh đó, độ ẩm không khí thấp cũng khiến cho mũi bị khô hơn, làm cho vùng da đầu mũi tiết dầu nhiều và tăng khả năng sinh mụn.
- Ngoài ra, điều này còn tiềm ẩn mối liên quan với căng thẳng tinh thần, lưu thông máu kém.
Khắc phục:
- Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh Omega-3 từ các loại hạt và cá béo.
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Hạn chế thực phẩm lên men, thức ăn cay nóng.
- Kiểm tra và đo huyết áp, tim mạch thường xuyên theo định kì.
Mụn ở má
Mụn mọc ớ má rất thường gặp vì khu vực này tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt.
Thói quen chạm tay lên mặt hay không sử dụng khẩu trang bảo hộ khi ra ngoài là cơ hội để vi khuẩn tấn công và gây ra mụn trên má.
Mụn mọc ở má trái
Nguyên nhân:
Nguyên nhân bên trong khiến mụn sưng đỏ nổi lên ở má trái là do viêm gan hoặc gan yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết và thải độc của cơ thể.
Khắc phục:
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như bia rượu, cà phê.
- Bổ sung các thực phẩm mát gan và hỗ trợ thải độc như khổ qua, dưa chuột, bí đao,…
Mụn mọc ở má phải
Nguyên nhân:
Tất nhiên, vi khuẩn và bụi bẩn vẫn là những nguyên nhân bên ngoài khiến mụn mọc nhiều trên má phải. Nhưng nếu xét theo Face Mapping thì những ổ mụn nằm tại má phải là dấu hiệu cảnh báo phổi đang có vấn đề.
Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của việc tiêu thụ lượng vượt mức cho phép.
Khắc phục:
- Sử dụng một số thực phẩm như cà chua, táo, tỏi,…
- Hạn chế nạp vào đồ ngọt như kẹo, bánh, trà sữa,…
- Luyện thói quen dậy sớm để thư giãn và bổ sung không khí sạch cho phổi
Mụn ở ngực
Nguyên nhân:
- Ngực là vị trí không thường xuyên nổi mụn nhưng với phái đẹp thì mụn mọc ở vị trí này sẽ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, khiến họ khó có thể diện những bộ cánh khoét ngực gợi cảm.
- Do sự biến động nội tiết tố trong các giai đoạn dậy thì, mang thai, chu kì kinh nguyệt,…
- Chế độ ăn uống nhiều đường và thiếu nước hàng ngày cũng khiến làn da ở ngực tiết nhiều dầu và phát sinh mụn.
- Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như: vệ sinh không sạch sẽ, dị ứng mỹ phẩm hoặc áo ngực chất liệu quá bí bách, không thấm hút,… có thể là lý do khiến vùng ngực nổi mụn.
Khắc phục:
- Chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ và mặc quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút.
- Kiểm soát chế độ ăn thật tốt bằng việc hạn chế những đồ ăn cay nóng.
- Bổ sung thêm rau xanh và các thức uống detox, thanh lọc cơ thể.
- Giảm tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.
- Hạn chế bánh ngọt, trà sữa, nước ngọt có ga.
- Nếu uống nước ép rau củ thì hãy tập thói quen uống không đường hoặc ít đường.
Mụn ở lưng
Nguyên nhân:
- Là nơi có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động, bụi bẩn và dầu thừa dễ tích tụ lại gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi
- Tiếp xúc với chăn, chiếu, gối không sạch sẽ cũng khiến viêm da dị ứng trong đó có mụn lưng.
- Thay đổi nội tiết trong cơ thể
- Chế độ ăn uống, thường xuyên ăn các thực phẩm giàu tinh bột, đường, dầu mỡ,… sẽ dễ bị nổi mụn.
- Căng thẳng stress kéo dài
Khắc phục:
- Tẩy tế bào chết toàn thân từ 2 – 3 lần/tuần để loại bỏ tế bào chết tích tụ trên mặt lưng.
- Sử dụng bông tắm, miếng bọt biển để chà sát nhẹ nhàng khi tắm, tránh làm tổn thương da.
- Mặc quần áo rộng rãi nhanh thấm hút mồ hôi, thường xuyên giặt sạch chiếu, chăn, gối,…
- Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh trái cây, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên có tinh chất trị mụn như: chanh, tràm trà, bạc hà,… ngoài ra bạn có thể sử dụng mật ong, muối biển, đường nâu.
- Lựa chọn loại kem dưỡng ẩm body, kem chống nắng phù hợp và nhẹ dịu với làn da.
- Sử dụng các sản phẩm bôi trị mụn có thành phần như: benzoyl peroxide, axit salicylic, resorcinol,…