Sức khoẻ

Những tác hại khi ăn quá nhiều muối

Muối là thực phẩm vô cùng quý giá và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và sự sống. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tránh gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 8 tác hại không ngờ khi ăn quá nhiều muối.

8 tác hại khi ăn quá nhiều muối

Bệnh cao huyết áp

Tiêu thụ quá nhiều muối là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh cao huyết áp. Khi ăn quá nhiều muối, lượng natri trong máu tăng cao, khiến cơ thể giữ nước nhiều hơn. Điều này làm tăng áp lực lên thành mạch, dẫn đến tăng huyết áp.

Bệnh tim

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do muối làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Muối làm mất canxi

Ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng lượng canxi bị thải hồi qua phân. Vì thế mà những người ăn mặn rất dễ bị loãng xương và nguy cơ gãy xương cao hơn những người có chế độ ăn nhạt.

Bệnh suyễn

Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.

Bệnh thận

Thận là cơ quan quan trọng giúp lọc máu và loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể. Khi ăn quá nhiều muối, thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ natri dư thừa. Điều này có thể dẫn đến tổn thương thận, thậm chí suy thận.

Bệnh tiêu hóa

Dùng muối nhiều hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày so với người ăn khẩu vị bình thường rất nhiều.

Tuổi thọ

Người ăn mặn cũng có sẽ có tuổi thọ thấp hơn người ít ăn mặn rất nhiều nữa đấy.

Đột quỵ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ. Nguyên nhân là do muối làm tăng huyết áp, từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Lượng muối tiêu thụ khuyến nghị

Theo khuyến nghị của WHO, lượng muối tiêu thụ hàng ngày của người trưởng thành không nên vượt quá 5g. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lượng muối tiêu thụ trung bình của người Việt Nam hiện nay là khoảng 10g/ngày, cao gấp đôi so với khuyến nghị.

Để giảm lượng muối tiêu thụ, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp, vì chúng thường có hàm lượng muối cao.
  • Tự nấu ăn ở nhà để kiểm soát lượng muối trong món ăn. Hạn chế sử dụng các loại gia vị có hàm lượng muối cao, như muối tinh, nước mắm, bột canh…
  • Thay thế các loại gia vị có hàm lượng muối thấp, như bột nêm chay, nước tương,…
  • Tăng cường ăn các loại thực phẩm tươi sống, ít muối.

Việc giảm lượng muối tiêu thụ là một cách đơn giản nhưng hiệu quả để bảo vệ sức khỏe. Hãy bắt đầu thay đổi thói quen ăn uống của mình ngay hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh.

Những thực phẩm chứa nhiều muối cần chú ý khi lựa chọn:

Một vài loại thức ăn có hàm lượng muối nhiều hơn chúng ta tưởng, đó là:

  • Bánh sandwich kẹp mứt chỉ chứa ít muối hơn 30% so với bánh sandwich kẹp thịt vì phần lớn muối nằm trong vỏ bánh.
  • Hành tây/ cần tây/ tỏi có hàm lượng muối không hề nhỏ.
  • Nhiều loại bánh bích-quy ngọt lại chứa lượng muối bằng hoặc thậm chí nhiều hơn các loại bánh bích-quy mặn.
  • Trong số các chất béo, sốt mayonnaise có nồng độ muối cao nhất (240mg/100g), tiếp theo là magarin (bơ thực vật) (140mg), bơ động vật (130mg), hỗn hợp bột sữa (110mg), phomát sữa (85mg).
  • Pho-mát Ý Ricotta, Cottage, Mozzarella và pho-mát Thụy Sĩ chứa ít muối hơn các loại pho-mát khác; pho-mát đã qua chế biến mặn hơn pho-mát thông thường.

Bài viết liên quan

Chat