Nước cam tươi có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa đựng nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên, việc không uống đúng thời điểm có thể dẫn đến phản tác dụng và giảm hiệu quả của nó. Hãy cùng Cà Tím tìm hiểu 4 thời điểm không nên uống nước cam tươi dưới bài viết này nhé!
Trước khi đi ngủ
Theo một số nghiên cứu, việc uống nước cam vào buổi tối có thể kích thích tiểu tiện và gây gián đoạn giấc ngủ. Ngoài ra, việc tiêu thụ nước cam trước khi đi ngủ cũng có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu và tạo cảm giác mệt mỏi cho cơ thể.
Uống sữa
Khác với uống sữa vị cam, việc uống nước cam ngay sau khi uống sữa tươi không được khuyến khích. Cụ thể, khi sữa được tiêu thụ, protein trong sữa sẽ tương tác với axit tartatic và vitamin C trong cam.
Những phản ứng này có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn, gây ra các triệu chứng như khó chịu bụng, đau bụng, hoặc tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên giữ khoảng cách tối thiểu 1 giờ giữa việc uống sữa và nước cam.
Ăn hải sản
Khi ăn hải sản, để hạn chế cảm giác bị tanh miệng, nước ngọt hay nước hoa quả luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Nhưng nước cam lại không nên nằm trong số những sự lựa chọn đó. Lý do là bởi phần lớn hải sản đều chứa lượng lớn asen pentavenlent độc hại.
Trong đó, vitamin C có trong cam sẽ chuyển hóa thành asen trioxide hay còn gọi là thạch tín, rất dễ gây đau bụng hoặc ngộ độc cấp tính gây nguy hại đến sức khoẻ.
Chính vì vậy, tuyệt đối không uống nước cam khi đang ăn hải sản mà chỉ nên uống nước ngọt hoặc các loại trà, nước hoa quả chứa nhiều axit như nước chanh…
Ăn củ cải
Việc uống nước cam trong khi ăn các món ăn liên quan đến củ cải cũng có thể có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Theo đó, các chất flavonoid có trong cam có thể bị phân hủy trong đường ruột và chuyển hóa thành axit hydroxy và axit ferulic.
Khi lượng lớn hai loại chất này xuất hiện, có thể dẫn đến sự ức chế axit thioxianic trong tuyến giáp và có thể gây ra tình trạng bướu cổ.