Mẹo vặt

Những sự thật thú vị ít ai viết về ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu có nguồn gốc xa xưa từ thời văn minh nông nghiệp của dân tộc Việt, đồng thời còn được biết đến với một tên gọi khác: Tết Đoàn viên. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau đón cỗ trăng rằm, cùng nhau thưởng thức những miếng bánh Trung Thu ngọt bùi chứa đựng tình thân gắn kết.

Tết Trung thu hay lễ hội trăng rằm được diễn ra hàng năm vào ngày 15/8 Âm lịch. Dịp lễ hội khiến bao trẻ em nô nức với nhiều hoạt động thú vị cùng ánh đèn lồng, chị Hằng, chú Cuội và không khí múa lân rộn ràng… Tết Trung thu còn chứa đựng nhiều ý nghĩa từ nguồn gốc, sự tích có tự lâu đời.

Bánh trung thu từng là phong thư trong chiến tranh

Nguồn gốc của những chiếc bánh Trung thu bắt nguồn từ Trung Quốc. Điều ít người còn nhớ đến là vai trò rất đặc biệt của bánh trung thu trong lịch sử Trung Hoa. Tương truyền rằng cuối thế kỷ 14, những đạo quân kháng chiến của người Hán chống lại triều đình Nguyên Mông đã sử dụng bánh trung thu làm nơi cất giấu mật thư liên lạc,  rất lộ liễu mà lại hoàn toàn không bị nghi ngờ khi những chiếc bánh cổ truyền này được rao bán công khai khắp mọi nơi mỗi dịp thu về.

Vì sao Trung thu người ta lại ăn bưởi?

Nhất thiết phải có bưởi trong Tết Trung thu. Trong tiếng Hán, từ “bưởi” đồng âm với “Du Tử” nghĩa là những người phiêu bạt xa quê nhớ ngày này để đoàn viên gia đình; đồng âm với “Hựu” với ý nghĩa bình an vô sự; đồng âm với “Hữu Tử” để kỳ vọng sinh con quý tử.

Đèn lồng vẫn đang bị luật pháp cấm chơi tại Hồng Kông

Trong tuyển tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân, đèn lồng được miêu tả như một thú chơi tao nhã, tự làm bởi người dân Hà Nội xưa. Tuy nhiên, đến ngày nay, mặc dù có nhiều hình thức đèn lồng khác nhau, từ đèn lồng tre, đèn lồng giấy đến đèn lồng LED, nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của Tết Trung thu Việt Nam.

Tuy nhiên, ở Hồng Kông, đèn lồng vẫn đang bị cấm chơi do những mối lo ngại về an toàn. Trước đây, một số người dân Hồng Kông từng có thói quen chơi đùa với lửa trong đêm Trung thu bằng cách tạt nước vào đèn lồng nóng đang cháy, gây ra không ít trường hợp bỏng nặng, nguy hiểm cho cộng đồng. Chính vì vậy, chính quyền Hồng Kông đã đưa vào bộ luật hình sự của thành phố đảo này một quy định đặc biệt – cấm “tác động vào sáp nóng” nơi công cộng. Mặc dù đèn lồng vẫn là một phần không thể thiếu trong nét đẹp truyền thống của Tết Trung thu, nhưng để đảm bảo an toàn cho mọi người thì cần tuân thủ theo quy định.

Ngay cả NASA cũng thuộc lòng sự tích Trung Thu

Trung Thu là một ngày tết truyền thống quan trọng ở nhiều nền văn hoá, trong đó có Trung Quốc và Hàn Quốc. Tết Trung Thu cũng có một số nguồn gốc và truyền thuyết khác nhau, tuy nhiên, truyền thuyết về cặp vợ chồng huyền thoại Hậu Nghệ và Hằng Nga được coi là nguồn gốc lâu đời và được chấp nhận rộng rãi nhất.

Hằng Nga là biểu tượng của vẻ đẹp thanh khiết và dịu mát của mặt trăng đêm rằm. Trong truyền thuyết Trung Hoa, khi Hằng Nga uống phải thang thuốc trường sinh của chồng, nàng đã trở nên bất tử nhưng không thể ở lại dưới trần gian. Vì vậy, Hằng Nga và chú thỏ ngọc chỉ có thể sống trên mặt trăng lạnh lẽo.

Truyền thuyết này đã trở thành một phần của văn hóa Trung Thu và được NASA đề cập trong nhật ký liên lạc với phi hành đoàn Apollo 11. Trước khi đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969, phi hành đoàn Apollo 11 đã hứa sẽ để mắt tìm kiếm cả Hằng Nga và chú thỏ trên mặt trăng. Chi tiết thú vị này đã được ghi lại trong lịch sử và cho thấy ảnh hưởng của truyền thuyết Trung Hoa trên cả thế giới

Ngày Tết Trung thu có rất nhiều tên gọi

Tết Trung thu ở Việt Nam có nhiều tên gọi khác nhau, mỗi tên mang những ý nghĩa và biểu trưng riêng biệt:

  • Tết Rằm tháng Tám: Cách gọi thể hiện về ngày Tết, mùa lễ hội diễn ra vào Rằm tháng 8 Âm lịch. 
  • Tết Trung thu: Tên gọi thể hiện thời điểm Tết diễn ra vào giữa mùa Thu.
  • Tết trông Trăng: Tên gọi gợi nhắc đến hình ảnh, hoạt động ngắm trăng trong đêm hội.
  • Tết Đoàn viên: Tết Trung thu còn mang ý nghĩa về sự đoàn tụ, khi các thành viên gia đình cùng sum họp, uống trà và thưởng trăng cùng nhau.
  • Tết Thiếu nhi: Người Việt quan niệm Tết Trung thu được dành riêng cho thiếu nhi với ý nghĩa mang đến niềm vui cho các bé.

Bài viết liên quan

Chat