Sức khoẻ

Nguyên nhân một số người không thể tăng cân

Theo các nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, không thể tăng cân có thể có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Cùng Cà Tím tham khảo một số nguyên nhân dưới đây khiến cơ thể không thể tăng cân nhé!

Do cơ địa, hay do gen di truyền

Gen “gầy” di truyền được xem là việc góp phần vào việc quy định phom, vóc dáng của một người. Những người có cơ địa gầy bởi di truyền này thường gầy tự nhiên và rất khó tăng cân hơn so với những người khác.

Do bệnh lý

Nếu mắc bệnh, đặc biệt những vấn đề về nhiễm trùng và chấn thương, nhu cầu sử dụng năng lượng cơ thể sẽ tăng cao để nhanh hồi phục khiến cho một người chậm/khó tăng cân. 

Mất cân bằng dinh dưỡng

Ăn quá nhiều tinh bột, chất béo hay chất đạm mà không bổ sung chất xơ trong rau củ quả và các loại vitamin cần thiết có thể gây nên hiện trạng mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể.

Theo các nghiên cứu, trung bình cơ thể người Việt Nam có chế độ ăn uống thiếu các chất cần thiết cho cơ thể như: kẽm, iot, magie, selen và các loại vitamin B, D, E, K. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong việc trao đổi chất của cơ thể.

Bỏ bữa ăn sáng

Như mọi người đã biết, bữa sáng luôn luôn là bữa ăn quan trọng để cơ thể có thể hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, và cũng bổ sung nguồn năng lượng cho một ngày dài làm việc và học tập.

Thiếu ngủ

Song song với đó, giấc ngủ cũng là một hoạt động đóng vai trò quan trọng cho việc trao đổi chất của cơ thể. Nếu cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ 6-8 tiếng một ngày, cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, vì vậy không cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi cơ thể.

Uống ít nước

Việc uống nước không điều độ và thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cân nặng vẫn “dậm chân tại chỗ”. Vì trong cơ thể con người, nước chiếm tỷ trọng khá lớn và rất cần thiết cho quá trình trao đổi chất cũng như là thải các chất độc ra ngoài. Do đó, hãy uống ít nhất 1.5-2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tăng cân.

Ngoài ra, một số vấn đề khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể nên làm ảnh hưởng đến cân nặng như:

  • Cường giáp: Là tình trạng tuyến giáp con người hoạt động quá mức gây dư thừa hormone tuyến giáp, một loại hormone chịu trách nhiệm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu một người đang bị cường giáp, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ có thể diễn ra nhanh hơn và đốt cháy nhiều calo khiến cân nặng sụt giảm. Cường giáp nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây khó tăng cân, ngay cả khi người bệnh ăn rất nhiều.
  • Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) loại 1: Nếu như người bệnh mắc tiểu đường và không được kiểm soát sẽ khiến lượng glucose trong máu tăng cao. Khi đó, lượng glucose dư thừa này sẽ được bài tiết qua nước tiểu, dẫn tới tình trạng sụt giảm cân nặng, tương tự như cường giáp, nếu như bệnh không được kiểm soát sẽ khiến cân nặng giậm chân tại chỗ.
  • Bệnh viêm ruột: Bệnh viêm ruột (IBD) là thuật ngữ chung để chỉ một loạt những bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm ruột, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… có thể gây tác động những tiêu cực đến việc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể đồng thời còn gây tiêu chảy. Do đó, người mắc bệnh viêm ruột cũng sẽ rất khó tăng cân hơn người bình thường, bạn nên lưu ý nhờ các chuyên gia hay bác sĩ can thiệp, tư vấn các cách tăng cân hiệu quả.

Bài viết liên quan

Chat