Sức khoẻThực phẩm

Cách loại thảo mộc ngâm mật ong

Mật ong rất giàu vitamin, các enzyme, axit amin và đa dạng khoáng chất như canxi, sắt, natri, magie, kali… nên từ lâu mật ong đã được đánh giá là một loại thực phẩm cực tốt cho sức khỏe. Mật ong ngâm với trái cây hoặc thảo mộc là một cách tuyệt vời để tăng thêm hương vị thơm ngon cho mật ong, cũng như bổ sung các chất có lợi cho sức khỏe khi dùng.

Các loại thảo mộc tươi hoặc khô

  • Hương thảo
  • Cỏ xạ hương
  • Bạc hà
  • Hoa oải hương
  • Hoa cúc
  • Cánh hoa hồng
  • Chanh
  • Gừng
  • Tỏi
  • Nghệ
  • Đinh hương
  • Vani
  • Quế
  • Hoa hồi sao
  • Saffron…

Khuyến khích dùng các loại thảo mộc khô để hạn chế hoạt động của nước và sự phát triển của bào tử Clostridium Botulinum. Tuy nhiên mật ong khi ngâm với thảo mộc tươi thì mùi vị của thảo mộc sẽ thoát ra làm hỗn hợp có mùi thơm và tốt hơn. Để ngăn vi khuẩn xâm nhập, hãy rửa sạch và lau khô hoàn toàn các loại hoa và thảo mộc tươi trước khi ngâm. Ngoài ra, nếu sử dụng vỏ cam quýt, hãy cạo vỏ cam quýt vào đêm hôm trước và để cho nó khô.

Phương pháp để ngâm mật ong

Phương pháp nhanh: Làm nóng mật ong cùng với các loại thảo mộc từ từ cho đến khi đạt đến nhiệt độ 85°C trong mười phút.

Lưu ý: sử dụng phương pháp này, có thể phá hủy các enzym có lợi…

Phương pháp chậm: để mật ong ngấm vào các loại thảo mộc ít nhất trong hai tuần. Phương pháp này hơi mất thời gian một xíu, nhưng hương vị và các chất dinh dưỡng thu được ở mức tối đa.

Cách ngâm mật ong thảo mộc

Cho các loại thảo mộc vào hủ thủy tinh (định lượng thùy theo sở thích mùi vị đậm hay nhẹ và mục đích sử dụng), đổ ngập mật ong, sau đó đậy kín nắp lại. Nhớ ghi lại nội dung và hạn sử dụng của mật ong.

Trong thời gian ngâm, nếu thảo mộc nổi lên, hãy lật ngược hủ mật lại để đảm bảo thảo mộc được ngập trong mật ong.

Để yên ít nhất trong hai tuần ở chỗ tối và nơi thoáng mát, nên bảo quản ở nhiệt độ không vượt quá 27°C, lý tưởng nhất là khoảng 21-26°C. Tùy vào điều kiện bảo quản mà có thể sử dụng đến 1 năm (để ngăn mát tủ lạnh).

Cách sử dụng mật ong ngâm thảo mộc

Mật ong ngâm thảo mộc có thể dùng để pha trà, ăn với bánh mì, sữa chua, dùng trong nước sốt salad hoặc trị liệu,… Bên cạnh đó, chúng cũng có thể được sử dụng như một loại mỹ phẩm, một chất rửa mặt đơn giản, một loại mặt nạ cho da.

LƯU Ý: Không sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì có thể gây ngộ độc thực phẩm ở trẻ nhỏ, một dạng ngộ độc thực phẩm rất nghiêm trọng.

Một số cách kết hợp thảo mộc và công dụng

Mật ong – chanh – quế: Có tác dụng giảm cânnvà làm dịu cơn ho hoặc đau họng.

Mật ong – hoa cúc: có tác dụng kháng khuẩn, hạ huyết áp, trị mất ngủ, cao huyết áp hay đau đầu. (Lưu ý người bị tiêu chảy, đau đầu hoặc có tình hàn không nên sử dụng).

Mật ong – quế: quế có vị cay, tính ấm, giúp trị đờm, hen suyễn, đau răng lợi, hôi miệng.

Mật ong – hoa hồng: hoa hồng chứa nhiều vitamin-C, tốt cho hệ thống miễn dịch cũng như chống lại độc tố. Nó cũng được coi là một loại thảo mộc làm mát, giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Dùng như mặt nạ còn có thể chống lại các gốc tự do và bổ sung vitamin-C cho làn da.

Mật ong – đinh hương: Trong chăm sóc răng miệng, hỗn hợp giúp làm giảm đau răng, đau nướu răng, loét miệng và hôi miệng. Ngoài ra còn số công dụng như giảm stress, thúc đẩy tiêu hóa, giảm ho, bôi vào vết thương hoặc vết côn trùng cắn, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tình dục.

Mật ong – hoa lavender (oải hương): có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi, kích thích sự thèm ăn,… (tránh dùng oải hương với liều lượng cao đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, vì chúng có tính chất kích thích dạ con, dễ gây sinh non cho sản phụ).

Mật ong – hương thảo: thường được dùng trong các trường hợp cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút,…

Mật ong – xạ hương: giúp tinh thần thư giãn hơn, hỗ trợ điều trị chứng trầm cảm, mất ngủ, lo âu. Điều trị ho, cảm cúm, cảm lạnh,…

Bài viết liên quan

Chat