Ăn vặtMón bánhẨm thực

Cách làm bánh tằm khoai mì dai ngon mềm ngọt

Bánh tằm khoai mì là món ăn dân dã ra đời từ vùng đất miền Tây trù phú. Với hương vị dai ngon, mềm ngọt, món ăn đã chiếm được cảm tình của rất nhiều người. Hôm nay hãy cùng Cà Tím vào bếp và thực hiện cách làm móm bánh này ngay nhé!

Nguyên liệu bánh tằm khoai mì

  • 800g khoai mì đã gọt vỏ
  • 3 cọng lá dứa
  • 75ml nước màu lá dứa
  • 75ml nước cốt dừa
  • 50g bột năng
  • 70g đường
  • 100g dừa bào (hoặc 50g dừa khô)
  • Muối
  • Đậu phộng

Cách làm bánh khoai tằm

Sơ chế khoai mì

Bóc vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng khoai mì, ngâm nước lọc qua đêm hoặc ngâm nước muối loãng trong 2 tiếng.

Rửa sạch khoai mì sau khi ngâm, xay nhuyễn với ít nước, vắt ráo nước, lấy phần khoai mì khô. Nước vắt ra để lắng 1 tiếng, đổ hết nước đi lấy phần tinh bột lắng dưới đáy cho vào cùng phần khoai mì khô, bóp nhuyễn.

Trộn khoai mì

Cho bột năng, đường vào trộn đều. Chia làm 2 phần bằng nhau. Phần màu trắng pha với 75ml nước cốt dừa. Phần màu xanh pha với 75ml nước lá dứa.

Hấp bánh

Lấy lá chuối phủ đáy nồi hấp (nếu không có thể dùng khuôn hoặc giấy nến), thoa lớp dầu ăn mỏng để dễ lấy bánh, dàn đều bột trên mặt lá với độ dày khoảng 7mm. Hấp chín với lửa vừa trong khoảng 20 phút.

Bánh chín để nguội, bọc dao và thớt bằng màng bọc thực phẩm, cắt thanh dài độ dày 7mm, dài tuỳ ý (thường khoảng 7-10cm).

Có thể hấp nóng trong 5 phút nếu dùng dừa tươi. Trộn các sợi bánh với dừa.

Pha muối mè theo tỉ lệ 5 muỗng mè, 1/2 muỗng muối, 1 muỗng đường. Rắc 1 ít vào bánh, còn lại có thể chấm thêm khi ăn tuỳ khẩu vị.

Hoàn thành

Bạn cho bánh tằm ra dĩa, rắc đều 1 lớp dừa bào rồi 1 lớp muối đậu phộng là thưởng thức được rồi.

Thành phẩm

Món bánh không chỉ đẹp mắt với những màu sắc bắt mắt mà còn rất ngon về hương vị.

Bánh ăn dai dai, có vị ngọt dịu, bùi béo của dừa bào, thêm chút vị muối đậu phộng làm hương vị của món ăn dân dã miền Tây này trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết đó nha!

Cách chọn mua và sơ chế khoai mì (sắn)

  • Khi chọn mua khoai mì, bạn nên ưu tiên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ ít xơ, mềm và ngọt.
  • Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng bên ngoài, nếu lớp vỏ phía trong có màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
  • Ngoài ra, không nên để khoai mì quá lâu vì sẽ làm khoai bị chai, sượng, khô và không còn ngon nữa. Khoai mì có độc tố do đó tốt nhất bạn nên sơ chế khoai mì trước 1 ngày khi làm bánh nhé!

Bài viết liên quan

Chat