Da nhạy cảm có peel được không?
Peel da hiện đang là phương pháp chăm sóc da được các tín đồ làm đẹp quan tâm hàng đầu bởi khả năng cải thiện hầu hết các vấn đề da đang gặp phải. Tuy nhiên đối với da nhạy cảm, peel da có thực sự an toàn không? Da nhạy cảm có peel được không và cách peel da khoa học nhất? Cùng Cà Tím khám phá trong bài viết sau đây nhé!
Peel da là gì?
Peel da hay thay da sinh học là phương pháp can thiệp trực tiếp vào quá trình hoạt động tế bào của da, được thực hiện tại nhà bằng các sản phẩm peel da hoặc tại những cơ sở thẩm mỹ chuyên nghiệp
Peel da được chia thành 3 cấp độ là peel da da nông, peel da trung bình và peel da sâu.
Người ta thường sử dụng những nồng độ acid cao hơn hoặc các gốc acid mạnh hơn để xử lý những vấn đề tồn tại trên da như AHA, BHA, Retinol, Tretinoin,…
Peel da không chỉ giúp loại bỏ những tế bào chết, các lớp sừng hóa và bụi bẩn trên bề mặt da mà còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào, cải thiện tình trạng da xỉn màu, sạm nám, tàn nhang, nếp nhăn,…
Peel da được thực hiện tại nhà hầu hết là peel da nông với những can thiệp trên bề mặt, sản phẩm được sử dụng là các sản phẩm không kê đơn.
Da nhạy cảm là gì?
Da nhạy cảm là loại da dễ kích ứng với môi trường, thời tiết, mỹ phẩm… Thường sẽ bị ngứa, nóng rát, đỏ, căng da nếu như tiếp xúc với những điều kiện trên.
Do có rất nhiều yếu tố tác động đến vấn đề da nhạy cảm nên việc nhận biết được tình trạng là đôi khi rất khó.
Một số nguyên nhân dẫn đến da nhạy cảm
- Do cơ địa của mỗi người khác nhau nên tính chất làn da mỗi người cũng khác nhau. Cũng liên quan đến yếu tố di truyền, tuổi tác.
- Da bị tổn thương do tiếp quá nhiều với môi trường xấu và thời tiết xấu (khói bụi, nắng, mưa, quá nóng hoặc quá lạnh).
- Do quá trình chăm sóc da không hiệu quả hoặc chăm sóc da sai cách. Theo thời gian làm làn da trở nên yếu đi và nhạy cảm hơn.
Da nhạy cảm có peel được không?
Do peel da là phương pháp hóa học dùng các acid với nồng độ khác nhau thoa lên da và khiến da bong tróc, nên sẽ khiến da tổn thương trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế nếu da nhạy cảm tiếp xúc với phương pháp này cộng với một khoảng thời gian da bị tổn thương sẽ khiến người có da nhạy cảm kích ứng và biến chứng sau peel nặng hơn các loại da khác. Hậu quả mang lại sẽ khiến quá trình phục hồi da sau peel càng trở nên khó khăn. Nên việc da nhạy cảm sử dụng phương pháp này là không khuyến khích và cần thông qua ý kiến của y bác sĩ chuyên ngành da liễu.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:
- Da nóng rát, ửng đỏ
- Tình trạng ngứa rát kéo dài
- Da trở nên khô sạm, bong tróc gây đau đớn, khó chịu
- Thậm chí xuất hiện mụn nước, mụn mủ hay viêm da.