Làm đẹp

Cách phục hồi chăm sóc da sau khi lăn kim

Lăn kim là một thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn tối thiểu để kích thích lưu thông máu trên bề mặt da. Can thiệp này thường được thực hiện để cải thiện tình trạng sẹo mụn và tăng sản xuất collagen. Tuy nhiên, nguyên lý của lăn kim là chủ động gây tổn thương da, vì vậy người dùng cần thực hiện quy trình chăm sóc da sau lăn kim để củng cố hàng rào bảo vệ da khi lành lại. Hãy cùng Cà Tím tham khảo dưới bài viết sau đây nhé!

Lăn kim tế bào gốc là gì?

Lăn kim là cách làm đẹp an toàn. Phương pháp này sử dụng con lăn hoặc bút lăn kim chuyên dụng để tác động lên da mặt. Những tác động này sẽ tạo các tổn thương nhỏ trên da, kích thích da tự sản sinh collagen, elastin và các chất nền để thúc đẩy quá trình tự lành vết thương, làm đầy sẹo rỗ.

Ưu điểm và nhược điểm của lăn kim tế bào gốc

Ưu điểm

  • Giúp tăng sinh collagen tự nhiên giúp làn da được phục hồi nhanh chóng, làm đầy sẹo rỗ.
  • So với việc thoa tế bào gốc thông thường, khi kết hợp lăn kim, độ thẩm thấu của tế bào gốc tăng lên 1000 lần. Thông qua những vết thương giả, tế bào gốc sẽ thẩm thấu nhanh và dần giúp cho làn da giải quyết được khu vực bị sẹo rỗ và nhiều vấn đề khác của da.
  • Tác động sâu, giải quyết triệt để vấn để của da nhờ tác động được tận gốc các vấn đề của da và đưa tế bào gốc vào sâu trong da. Lớp collagen mới được tạo thành và lấp đầy nhanh chóng sẹo rỗ, giúp da căng mịn.

Nhược điểm

  • Tùy vào tình trạng da và mục đích lăn kim (điều trị hoặc dưỡng da) mà trong quá trình lăn kim có thể gây đau rát hoặc chảy máu.
  • Phương pháp này không sử dụng được cho các loại da bị mụn (vì có thể gây ra tình trạng bội nhiểm), da nhạy cảm hoặc da yếu ( khả năng tự phục hồi của da kém).
  • Sau khi lăn kim bạn phải có chế độ chăm sóc da nghiêm ngặt, bảo vệ da thật tốt, tuyệt đối không để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và tránh các tác động xấu từ môi trường.

Những tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi lăn kim là gì?

Một trong những tác dụng phụ phổ biến sau khi lăn kim là làn da của bạn có thể ửng đỏ hoặc sưng nhẹ.

Vết đỏ và sưng này có thể sẽ tồn tại trong 24 giờ hoặc lâu hơn một chút tùy theo tình trạng làn da của từng người.

Sưng tấy và một số vết bong tróc bề mặt da đều được coi là trong mức bình thường cho đến 48 giờ sau khi làm thủ thuật.

Các tác dụng phụ khác, như nổi mụn, nổi mụn và khô làn da, cũng nằm trong phạm vi những gì bạn có thể gặp phải sau khi lăn kim, nhưng không phải ai cũng sẽ xuất hiện các vấn đề này.

Cách chăm sóc da sau lăn kim tế bào gốc

Bảo vệ da: 3 ngày đầu sau lăn kim tế bào gốc

Ở giai đoạn đầu sau khi lăn kim, làn da của bạn sẽ cảm thấy căng, khô hoặc nhạy cảm khi chạm vào.

Tránh các bài tập nặng gây đổ mồ hôi cũng như ngâm mình trong bể sục, phòng xông hơi khô và xông hơi ướt trong tối đa 48 giờ.

Chỉ rửa mặt bằng nước muối sinh lí NaCl 0,9% hoặc nước sôi để nguội. Vệ sinh da tay trước khi rửa mặt, sau đó, đổ một lượng vừa phải nước muối sinh lý vào thau, nhúng trực tiếp gạc vào thau và đưa lên bề mặt da để lau sạch các chất dơ trên da. Dùng gạc khô hoặc khăn mềm nhẹ nhàng thấm khô nước.

Tránh nắng hoàn toàn, kế cả bức xạ từ máy tính. Sử dụng khẩu trang dày, tối màu để bảo vệ da trước các tia sáng có hại và không sử dụng kem chống nắng trong 3 ngày đầu sau trị sẹo rỗ này. Trong trường hợp bắt buộc tiếp xúc với ánh nắng thì nên thoa một lớp thật mỏng kem chống nắng kết hợp với đeo khẩu trang dày, nhưng sau đó phải rửa mặt thật sạch với nước.

Một số vết mẩn đỏ cũng có thể xuất hiện và trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể bị bầm tím nhẹ, có thể kéo dài 5-7 ngày và sưng tạm thời trong 2-4 ngày.

Lưu ý: Không được sử dụng bất kì sản phẩm dưỡng da hay thuốc nào khác mà không được bác sĩ da liễu chỉ định.

Dưỡng da: Từ ngày thứ 4 sau khi lăn kim tế bào gốc

Ngừng thoa tế bào gốc nhưng vẫn duy trì sử dụng kem dưỡng ẩm ngày 2 lần cho đến lần điều trị tiếp theo để không ảnh hưởng đến quá trình phục hồi da. Thoa kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da để da có thể mau bong mài và bảo vệ da bằng kem chống nắng. Tuy nhiên, có thể ngưng sử dụng kem dưỡng ẩm khi thấy làn da có dấu hiệu quá nhờn.

Sử dụng các loại sữa rửa mặt y khoa dịu nhẹ và không có hạt, được các bác sĩ da liễu khuyên dùng để tránh gây bong tróc mài và trầy xước da, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Nên sử dụng xịt khoáng mỗi ngày 2 lần giúp bảo vệ da, cung cấp độ ẩm và chất khoáng, làm cho da mềm mại.

Trị sẹo: Từ ngày thứ 7 sau khi lăn kim tế bào gốc

Đây là khoảng thời gian da bong mài. Sau khi da bong mài, bạn tiếp tục sử dụng kem dưỡng da như bình thường. Đồng thời, bạn cũng cần duy trì chống nắng thường xuyên để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời.

Có thể kết hợp thêm 1 số loại thuốc trị sẹo để gia tăng hiệu quả điều trị: đều đặn thoa 1 lớp mỏng thuốc trị sẹo lên da 2 lần (sáng, tối) mỗi ngày để giúp vết sẹo mờ dần và co nhỏ.

Dưỡng da từ sâu bên trong: ăn uống, sinh hoạt

Uống nhiều nước lọc, đủ 2 lít/ngày.

Ăn nhiều rau, củ, quả nhưng hạn chế các loại trái cây nhiều đường, nóng như xoài, sầu riêng, mít… Bổ sung thêm một số loại thực phẩm tốt cho quá trình tái tạo da, làm liền sẹo như da heo, giò heo, thực phẩm nhiều chất đạm (thịt, cá, trứng, tôm,..). Bên cạnh đó, trong quá trình lăn kim bạn cũng cần tuyệt đối không uống bia, rượu, hút thuốc lá,..Ngoài ra, ăn uống, sinh hoạt như bình thường, không cần phải kiêng cữ gì cả.

Bài viết liên quan

Chat